Lại nói về “ĐƯỜNG” - chất ngọt gây nhiều tranh luận. Có rất nhiều khái niệm về đường được nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau: đường mía, đường trái cây, đường mạch nha, đường sữa, đường tinh bột, đường thô, đường tinh luyện, đường dương, đường âm, đường đơn, đường đa...
Ở đây, mình muốn xem xét khía cạnh hóa học và khả năng hấp thu của cơ thể đối với 3 loại đường phổ biến thường dùng hằng ngày: Glucose, Fructose và Sucrose.
* Đầu tiên, phải xác định:
- “Đường đơn” là loại đường mà cơ thể có thể HẤP THU TRỰC TIẾP vào máu. “Đường đa” hay “đường đôi” khi vào cơ thể, để sử dụng được, thì đều phải qua quá trình chuyển hóa thành glucose thông qua các enzim do gan điều tiết.
- Tất cả các loại đường khi vào cơ thể nếu dư thừa thì đều được dự trữ dưới dạng glycogen - gọi là năng lượng dự trữ, được sử dụng khi cơ thể thiếu hụt glucose, nhưng nếu để dư thừa tích lũy lâu ngày mà không được sử dụng thì sẽ trở thành mỡ xấu.
1. ĐƯỜNG GLUCOSE: là đường đơn phân tử ở dạng cơ bản nhất mà cơ thể dễ hấp thu, là 1 một trong 4 nhóm chất quyết định sự sống của một tế bào (Glucose, Protein, Lipid và Oxy). Đường glucose cung cấp năng lượng nhanh cho não và các tế bào & làm ấm thân nhiệt tức thì.
- Glucose được hấp thụ trực tiếp vào máu qua niêm mạc ruột non để sử dụng làm năng lượng cho các tế bào hoặc được lưu trữ dưới dạng glycogen nếu dư thừa. Glucose đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể: hầu hết các tế bào (thần kinh, máu…) đều dựa vào glucose để hoạt động, và não là cơ quan cần nhiều glucose nhất.
- Glucose có vị ngọt nhẹ nhất so với fructose & sucrose.
- Glucose là thành phần chính của carbohydrate, nên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc nguyên cám, mật ong, mạch nha (Maltose), mía, nho, củ cải đường…
2. ĐƯỜNG FRUCTOSE: là đường đơn phân tử, cũng được hấp thu trực tiếp vào máu nhưng không làm tăng lượng đường trong máu ngay tức thì như glucose vì nó phải qua quá trình chuyển hóa ở gan thành glucose trước khi cơ thể sử dụng.
- Fructose có vị ngọt nhất so với glucose và sucrose, thường gặp trong các loại trái cây, mật ong và một số loại rau củ.
3. ĐƯỜNG SUCROSE: là một loại đường đa phân tử (còn gọi là đường đôi do có 2 phân tử đường tạo thành) được tạo thành từ 50% fructose và 50% glucose nên nó phải được phân giải thành đường đơn trước khi hấp thu vào cơ thể nhờ vào các enzim do gan điều tiết.
- Sucrose có vị ngọt hơn glucose, nhưng ít ngọt hơn fructose.
- Sucrose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả và ngũ cốc và cũng phổ biến trong thực phẩm chế biến và tinh chế công nghiệp - được chiết xuất từ đường mía hoặc củ cải đường. Sucrose là thành phần phổ biến trong các loại đường ăn hiện nay.
- Sucrose tạo ra nồng độ pH lý tưởng cho các loại vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh và là một trong những nguyên nhân gây sâu răng khi dung nạp quá nhiều mà không có kiểm soát.
Ngoài ra, còn có một loại đường đa tên là Polysaccharide chứa rất nhiều phân tử glucose có lợi cho cơ thể, được xem là loại hợp chất có khả năng kích thích miễn dịch mạnh nhất, phòng chống mạnh mẽ khối u lành tính và ác tính, làm giảm cholesterol và chất béo trung tính, điều hòa lượng đường trong máu, chữa lành vết thương, trẻ hóa làn da, tái tạo máu & bảo vệ gan… Polysaccharide chứa nhiều trong các loại nhân sâm, nấm linh chi, trùng thảo…
* Đường mía thô có thành phần là 50% Sucrose & 50% rỉ mật (Molasses) nên dù có nhiều khoáng chất tự nhiên thì cũng nên sử dụng vừa phải vì nó là đường đa, cần quá trình chuyển hóa để hấp thu.
* Mật ong chứa thành phần cacbohydrat chiếm đến 82%, trong cacbohydrat gồm 2 thành phần chính đều là đường đơn Fructose (chiếm 38,2 %) và Glucose (chiếm 31%) nên quá trình hấp thu glucose nhanh hơn.
Nhìn chung, sử dụng chất ngọt từ tự nhiên là tốt nhất, hơn là những SP tạo ngọt qua chế biến hoặc tinh luyện, nhưng cũng trong phạm vi phù hợp điều độ chứ không nên lạm dụng. Vì tất cả các loại đường khi vào cơ thể sau khi chuyển hóa thành lượng glucose cần thiết đủ cho hoạt động sống của cơ thể thì phần dư thừa trở thành năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen. Năng lượng dự trữ này sẽ được dùng khi cơ thể thiếu hụt glucose, nhưng nếu dự trữ glycogen quá nhiều và lâu ngày mà không được tiêu thụ hết qua các hoạt động thể lực vận động hàng ngày thì sẽ trở thành mỡ xấu làm gánh nặng cho gan.
* Dùng MẬT ONG SÂM bình thường ngày 1 lần là đủ để bảo vệ đường ruột, hệ hô hấp & nhuận hóa khí huyết, những lúc mệt mỏi cần bổ sung năng lượng thì có thể ngày dùng 2-3 lần.
* Nếu bạn không thích ngọt thì dùng CAO SÂM BỐ CHÍNH nguyên bản của V-Ginseng nhé: không gây ảnh hưởng lượng đường trong máu, nhưng lại cung cấp năng lượng chống mệt mỏi tức thì, điều hòa đường huyết, tăng cường miễn dịch nhờ vào những thành phần đặc biệt như Saponin Triterpen, hàm lượng Polyphenol tổng số cao, chất xơ hòa tan inulin (là một loại polysaccharide không tiêu hóa, giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh).…