Liên hệ đặt hàng: 0908 476 501

Email: info@samngocvginseng.vn

SÂM TIẾT TRÚC – DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM VN

    Trong Đông Y, Sâm Tiết Trúc là 1 loại thảo dược quý, có tác dụng cầm máu, bổ phế, trị ho, trị vết thương ngoài, chống suy nhược cơ thể, chống lão hóa, gia tăng sức đề kháng và rất có lợi cho hệ tim mạch và chống lại các tế bào ung thư.

     

    THÔNG TIN DƯỢC LIỆU

    Tên thường gọi: Sâm Tiết Trúc

    Tên khoa học: Panax Vietnamensis, là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae)

    Tiết trúc sâm là tên gọi chung của một loài sâm, sinh trưởng theo kiểu mọc đốt, nên còn gọi là đốt trúc, tức là mọc đốt như cây trúc. Hầu hết, mọi người đều khẳng định mỗi năm ra một đốt, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. 

    Tùy vào thổ nhưỡng, tùy vào vùng miền địa lý, mà chúng ra đốt nhiều hay ít không theo quy chuẩn nào cả. Có cây sâm mọc củ, vài năm sau mới bắt đầu ra đốt. Có cây mỗi năm củ mọc 2-3 đốt, có củ còn mọc thành nhiều nhánh, mỗi nhánh ra vài đốt một năm. Vậy nên, không có một nguyên lý chung nào tính tuổi sâm theo đốt cả.

    Những người sành về dược liệu, thường phân chia giá trị của sâm tiết trúc theo mùi vị, rồi đến màu sắc, hình dạng củ, lá. Loại sâm có vị đắng dịu, sau đó ngọt hậu lưu lâu ở đầu lưỡi, cuống họng, là sâm quý nhất.

    Tiet truc sam.jpg

     

    ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

    Tiết Trúc là 1 họ Sâm gồm nhiều loài sâm, gồm có Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, Sâm Nghệ An, Sâm Lâm Đồng. Đặc điểm chung của các loài sâm này đều là, lá có 2 mặt lông, đốt so le, ăn vị đắng ngọt.

    Tiet truc sam.png

     

    1. Sâm Ngọc Linh 

    Tên khoa học: Panax Vietnamensis.

    Sâm Ngọc Linh là loài mọc ở núi Ngọc Linh, thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, còn được gọi là sâm K5, hay còn gọi là sâm Việt Nam, có các Saponin đặc trưng là MR2, Grb1, Grb2. Hoạt chất Saponin MR2 có tên gọi đầy đủ là Majonosid-R2 thuộc nhóm Ocotillol rất quý hiếm mà các loài sâm khác trên thế giới không có, hoạt chất quan trọng này đã làm nâng tầm giá trị của Sâm Ngọc Linh và giúp nó trở thành loài sâm quý nhất thế giới.

    Saponin MR2 có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi rõ rệt, giảm quá tải các hoạt động của hệ thần kinh và các nội tiết tố, ngăn ngừa và đẩy lùi những bệnh do stress gây ra, hỗ trợ sức khỏe rất tốt cho người bệnh ung thư. Hơn nữa, các nhà khoa học đã chứng minh sâm Ngọc Linh có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan, bảo vệ tế bào và cải thiện các bệnh lý về tiểu đường, men gan cao, mỡ máu, cao huyết áp, tim, phổi.

    Sâm Ngọc Linh được cụ Đàm Kim Long tìm thấy trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Do tìm thấy ở núi Ngọc Linh nên cụ Đàm Kim Long đặt tên là sâm Ngọc Linh. Đây là một phương thuốc hữu hiệu giúp các chiến sĩ của ta điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. 

    Sâm ngọc linh.jpg

     

    Qua thực nghiệm, các báo cáo khoa học đều nhìn nhận hiệu quả phục hồi và bồi bổ sức khỏe của sâm Ngọc Linh còn cao hơn nhân sâm của Triều Tiên, Trung Quốc. Phạm vi phân bố trong tự nhiên của sâm Ngọc Linh tương đối hẹp, chỉ từ độ cao 1.500 – 2.000 m dưới tán rừng già ẩm ướt, nhiều lá mục ở núi Ngọc Linh, ranh giới của 3 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thị trường hiện nay giá sâm Ngọc Linh tươi đã lên tới 50 triệu/100 gr.

    Sâm Ngọc Linh đắt bởi không những là vị thuốc cực tốt mà còn sinh trưởng chậm. Mỗi năm cây chỉ sinh trưởng từ tháng 4 đến tháng 11, sau đó thân lá lụi đi chỉ còn rễ của cây sống tiềm sinh đến tháng 4 năm sau. Cứ như vậy sau 6 năm mới thu hoạch với mỗi củ chỉ khoảng 50-70 gr

    2. Sâm Lai Châu

    Tên khoa học: P. Vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai.

    Các nhà khoa học đánh giá Sâm Lai Châu sở hữu hàm lượng hoạt chất và tác dụng tương đồng với Sâm Ngọc Linh. Chúng chỉ khác nhau ở hai kiểu gen, với thành phần giống sâm Ngọc Linh và hình thái bên ngoài giống y chang sâm Ngọc Linh. Vì vậy, đôi khi trên thị trường mọi người thường gọi là Sâm Ngọc Linh phía Bắc cũng chính là chỉ Sâm Lai Châu.

    Đây cũng là loài sâm được đánh giá có chất lượng tốt được bà con địa phương sử dụng từ lâu, bà con dân tộc gọi là Củ Đỏ. Những người Trung Quốc thu mua Sâm Lai Châu và Tam thất hoang ở các tỉnh phía Bắc từ những năm 1980 dẫn tới hiện tại Tam thất hoang và Sâm Lai Châu gần như cạn kiệt. 

    Sâm Lai Châu.jpg
    Sâm Lai Châu hàm lượng hoạt chất và tác dụng tương đồng Sâm Ngọc Linh.

     

    3. Sâm Nghệ An

    Tên khoa học: Puxailaileng

    Sâm Nghệ An được tìm thấy ở các vùng núi cao phía tây của tỉnh Nghệ An, hay còn gọi là Sâm Lào, được tìm thấy ở các vùng núi cao phía tây của tỉnh Nghệ An. Sâm Nghệ An cũng có Saponin đặc trưng là MR2 và đây cũng là loài sâm được dùng để làm giả Sâm Ngọc Linh.

    Sâm nghệ an.jpg

     

    4. Sâm Lâm Đồng

    Tên khoa học: Panax Vietnamensis var. langbianensis

    Sâm Lâm Đồng có hàm lượng Saponin tổng hợp tương đương đối thấp. Sâm Lâm Đồng được tìm thấy ở vùng núi Langbiang Lâm Đồng vào năm 2019. Do được khai thác nhiều, có ngày lên đến vài tạ sâm khiến vị sâm Lâm Đồng nhạt hơn hẳn các loại sâm khác. 

    Sâm Lâm Đồng có hình thái bên ngoài tương tự như Sâm Lai Châu và Sâm Ngọc Linh: lá có hai mặt lông đốt, củ so le nhau, có vị đắng ngọt. 

    Sam LĐ có hàm lượng saponin tổng hợp tương đối thấp.jpg
    Sâm Lâm Đồng có hàm lượng Saponin tương đối thấp 

     

    TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA SÂM TIẾT TRÚC

    Khi nhắc đến các loại Sâm ai cũng đều nghĩ nó như là một vị thuốc bổ, tăng thể lực, chống suy nhược cơ thể và Sâm Tiết Trúc cũng vậy. Chúng sở hữu các tác dụng như: 

    ·         Tăng thể lực, chống nhược sức, phòng ngừa và chữa suy nhược cơ thể.

    ·         Kích thích các hoạt động não bộ, chống suy nhược tinh thần.

    ·         Tác dụng điều hòa nội tiết tố sinh dục, chống suy nhược sinh dục.

    ·         Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu, chữa bệnh thiếu máu, suy tiểu cầu. 

    ·         Đặc hiệu với vi khuẩn Streptococci, chữa viêm họng hạt.

    ·         Giải tỏa stress, giải lo âu và chống trầm cảm và các bệnh lý gây ra bởi stress.

    ·         Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan, chống xơ gan và giải độc gan.

    ·         Giảm cholesterol, ổn định đường huyết, giảm lipid, tăng HDL chống xơ vữa động mạch.

    ·         Giảm đường huyết, hỗ trợ với thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.

    ·         Điều hòa hoạt động tim mạch, loạn nhịp tim và hạ huyết áp.

    ·         Chống oxy hóa (Antioxidant), Chống lão hóa.

    ·         Phòng chống các loại ung thư, Hỗ trợ các thuốc chữa ung thư.

    ·         Gia tăng sức đề kháng không đặc hiệu, tăng cường miễn dịch.

     

    LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SÂM TIẾT TRÚC

    – Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng Sâm Tiết Trúc vì Sâm có tác dụng tăng cường nội tiết tố sinh dục và co bóp thành tử cung nên sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

    – Người cao huyết áp cũng không nên sử dụng Sâm Tiết Trúc vị tính năng hoạt huyết tăng co bóp tuần hoàn máu nên có khả năng gây tăng huyết áp.

    – Tránh dùng Sâm vào buổi chiều hoặc tối đối với người mất ngủ. 

     

    V-GINSENG CÓ SẢN PHẨM NÀO CÓ CHỨA SÂM TIẾT TRÚC?

    Sâm cô đặc G-Men chứa tinh chất cô đặc của các loại Sâm quý giá nhất bản địa VN như Sâm Bố Chính, Tiết Trúc Sâm, Sâm Cau cùng với Đông trùng hạ thảo và Dâm dương hoắc. Với dược tính cao, cho hiệu quả chuyên sâu thải độc gan thận, tăng cường sinh lý, mạnh gân xương khớp, giải tỏa stress, phục hồi và tăng cường thể lực. 

    Hồng sâm Tiết trúc Lai Châu: dòng sản phẩm cao cấp hỗ trợ chuyên sâu cho người đang điều trị bệnh, người cần phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

    Bài viết khác:

    NGUỒN GỐC - THÀNH PHẦN - CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA SÂM BỐ CHÍNH V-GINSENG THÁI NGUYÊN

    Sâm Bố Chính là THỰC PHẨM quý giá giàu dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh CÂN BẰNG từ gốc, an toàn, lành tính, phù hợp cho mọi đối tượng từ trẻ em 1 tuổi trở lên.

    NHỮNG QUAN NIỆM VÀ THÔNG TIN CHƯA CHÍNH XÁC VỀ SÂM

    Sâm Bố Chính là thực phẩm quý giá giàu dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh CÂN BẰNG từ gốc, hoàn toàn an toàn lành tính cho mọi đối tượng từ trẻ em 1 tuổi trở lên.

    SÂM DÀNH CHO NAM & NỮ CÓ GÌ KHÁC NHAU

    G-Men, Hồng Sâm Đông Trùng Hạ Thảo, Hồng sâm Tam thất, Hồng sâm Linh Chi, Hồng sâm V-Ginseng

    SÂM BỐ CHÍNH LÀ LOẠI SÂM BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI VIỆT

    Trong Đông Y, từ lâu đời Sâm được xem là là vị thuốc quý đứng đầu bản thảo dược

    Giai thoại vầ Sâm Bố Chính

    Khu vực đầu tiên vua Chăm nhượng cho vua Việt là châu Bố Chính của Quảng Bình (nay là huyện Bố Trạch). Ở đây, người Chăm có sử dụng 1 loại sâm mà chất lượng tốt tương đương sâm Cao Ly, mọc hoang ở khu vực này, nên người ta sau này gọi là sâm Bố Chính.

    Giai thoại về Sâm Tiết trúc

    Sâm Tiết Trúc ở VN qua nghiên cứu khám phá ghi nhận hiện có 4 dòng: Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, Sâm Nghệ An và sâm Lâm Đồng. Trong đó Sâm Lai Châu có giá trị gần như ngang ngửa sâm Ngọc Linh.